Bộ Lập Trình PLC Là Gì? Lập Trình Cơ Bản Cho PLC.

Định nghĩa về bộ lập trình PLC

PLC viết tắt của Programmable Logic Controller là thiết bị điều khiển lập trình được. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

- Trước khi bộ lập trình PLC ra đời, để điều khiển một đối tượng ( công nghệ, dây chuyền, hoạt động của máy móc…), các kỹ sư phải sử dụng mạch relay ( rơ le) điều khiển.

- Bộ điều khiển bằng Relay thì sao? Không sao, miễn là điều khiển thiết bị được là  được? Nhưng có nhiều nhược điểm khi sử dụng bộ điều khiển bằng Relay, đó là: cồng kềnh (tốn nhiều không gian lắp đặt), khó nâng cấp, mở rộng, bảo trì, sửa chữa khó khăn.

 => Bộ lập trình PLC ra đời để khắc phục những vấn đề đó.

- Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như: Cimon ( Korea), Siemens (Germany), Omron (Japan), Mitsubishi (Japan), Delta (Taiwan)  …

- Ngôn ngữ lập trình PLC bao gồm: LD (Ladder Logic), FBD (Function Block Diagram), STL (Statement List), SFC (Sequential Function Chart) trong đó Ladder Logic là ngôn ngữ lập trình PLC đang được ưa chuộng nhất.

bo lap trinh plc

Bộ lập trình PLC, module truyền thông, module vào/ ra số, module ADC, DAC của hãng CIMON.

Cấu trúc của bộ lập trình PLC

Bộ lập trình PLC đều có thành phần chính bao gồm:

  • Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM).

  • Một CPU – bộ vi xử lý trung tâm có vai trò xử lý các thuật toán.

  • Các Module vào /ra.

plc system

Nguyên lý hoạt động của PLC

- CPU nhận các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi ( như cảm biến, công tắc, nút bấm…) thông qua module đầu vào. TÍn hiệu sẽ được CPU xử lý, thực hiện theo trình tự từng lệnh trong chương trình, các tín hiệu điều khiển sẽ qua module đầu ra xuất ra các thiết bị điều khiển bên ngoài ( như contacter, động cơ, van điều khiển…)

Nguyên lý hoạt động của PLC

- Scan Cycle – chu kì quét bao gồm đọc tín hiệu đầu vào, thực hiện chương trình, truyền thông nội, tự kiểm tra lỗi, gửi cập nhật tín hiệu đầu ra. Thường thì việc thực hiện một vòng quét xảy ra trong thời gian rất ngắn (từ 1ms-100ms). Thời gian thực hiện vòng quét này phụ thuộc vào tốc độ xử lý lệnh của PLC, độ dài ngắn của chương trình, tốc độ giao tiếp giữa PLC và thiết bị ngoại vi.

- Ngày nay các bộ lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực điện tự động hóa, phục vụ cho nhiều nghành, nhiều loại máy móc như: cấp nước, xử lý nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, dây chuyền băng tải…vv

Ưu điểm của bộ lập trình PLC

  • Tài liệu hướng dẫn phong phú, nhiều ngôn ngữ lập trình cho người dùng có thể lựa chọn.

  • Dễ dàng thay đổi, lập trình lại chương trình theo ý muốn.

  • Dung lượng bộ nhớ lớn, thực hiện được các thuật toán phức tạp với độ chính xác cao.

  • Gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.

  • Cấu trúc dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác.

  • Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.

  • Khả năng chống nhiễu tốt, hoạt động bền bỉ, liên tục trong môi trường công nghiệp.

  • Giá cả ngày càng cạnh tranh.

TEKSOL CHUYÊN GIẢI PHÁP IOT MES ANDON


Các bước lập trình PLC cơ bản

Bước 1: Tìm hiểu kĩ đối tượng cần điều khiển ( như công nghệ, cách thức hoạt động…)

- Bước đầu tiên của quá trình lập trình PLC cơ bản, người lập trình cần phải tìm hiểu kỹ các yêu cầu công nghệ để dễ dàng hơn khi tiến hành lập trình.

Bước 2: Liệt kê

- Liệt kê đầy đủ các module vào/ ra, các module cần thiết cho hệ thống.v.v và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu bài toán.

Bước 3 : Phân cổng PLC

- Phân cổng vào ra cho PLC để thuận tiện cho việc lập trình, bao gồm:

  • Phân cổng vào ra theo chức năng yêu cầu.

  • Phân cổng vào ra có dụng ý

Bước 4: Dựng lưu đồ chương trình

Bước 5: Chuyển lưu đồ sang giản đồ

Bước 6 : Dựa vào giản đồ để viết chương trình PLC tùy theo ngôn ngữ lập trình mình nắm chắc nhất

Bước 7 : Kiểm tra chương trình, chạy mô phỏng

- Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết bài toán xem đúng chưa.

Bước 8 : Đấu nối bộ lập trình PLC với thiết bị hiện trường

Bước 9: Kiểm tra đấu nối

- Phải kiểm tra các chân đấu nối đã đúng theo sơ đồ nguyên lý chưa… để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc gì xảy ra.

Bước 10 : Chạy kiểm tra hệ thống

Bước 11: Nghiệm thu bàn giao, lưu trữ chương trình lại.

Trên đây là toàn bộ khái niệm, cấu trúc, nguyên lý hoạt động và các bước lập trình PLC cơ bản. Nếu các bạn còn bất cứ các thắc mắc về các dòng thiết bị tự động hóa thì các bạn đừng ngần ngại để lại câu hỏi, Teksol sẽ hỗ trợ các bạn tận tình.

>> Tại sao lại chọn hệ thống Andon TEKSOL VIETNAM?

TEKSOL CHUYÊN GIẢI PHÁP IOT MES ANDON CÁC TIÊU CHÍ


Chúng tôi rất vui lòng và sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu và câu hỏi của Quý khách hàng về hệ thống PLC

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp TEKSOL Việt Nam
Địa chỉ: Số 17/45 Kiều Sơn, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Mã số thuế: 0201862965
Số tài khoản: 1031 00 000 62 62 tại Ngân hàng Vietcombank Hải Phòng
Email: [email protected] 
Web: www.auto.vnteksol.com ; www.shop.vnteksol.com 

Giai phap cong nghe, Ky thuat Hai phong , Phần mềm TEKSOL Việt nam,
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN LẬP TRÌNH, PLC, Lập trình PLC Hải Phòng ,Lập trình HMI Hải Phòng ,Cách lập trình PC ,Cách lập trình PLC ,Cách lập trình PLC Hải Phòng 

 671    20/01/2021

 TEKSOL VIETNAM., JSC

TEKSOL VIETNAM., JSC
Địa chỉ ĐKKD: Số 17/45 Kiều Sơn, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Tp.Hải Phòng, VN
Địa chỉ GD: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà VCCI, 464 Lạch Tray, Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng, VN
Điện thoại: +84 911 110 800
MTS: 0201862965
Số TK: 1031000006262 tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hải Phòng
 TEKSOL VIETNAM., JSC
 Email: [email protected] I [email protected] -  Vừa truy cập: 4 -  Đã truy cập: 298,150,480